[22/05/2023] Chiều hôm nay, đại diện của VASEA tham dự buổi hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia trong ngành tài chính về xây dựng Đề án Chính sách thu hút và phát huy nguồn lực kiều hối trên địa bàn TPHCM do Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM phối hợp Ngân hàng Nhà nước – chi nhánh TPHCM tổ chức. Về phía Úc, đến tham dự Hội thảo còn có ông Bùi Việt Khôi, tham tán khoa học công nghệ thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Canberra.

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước – chi nhánh TPHCM cho biết, 5 năm trở lại đây, nguồn kiều hối chuyển về thành phố HCM luôn chiếm tỷ trọng cao so với cả nước. Năm 2018, kiều hối chuyển về TPHCM là 4,7 tỷ USD; năm 2019 là 5,5 tỷ USD; năm 2020 là 6,1 tỷ USD. Riêng năm 2021 đạt mức cao nhất, lên đến 7,1 tỷ USD (tăng 16%). Sang năm 2022, TPHCM vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước về lượng kiều hối với 6,6 tỷ USD và trong quý I năm 2023 lượng kiều hối về thành phố tiếp tục tăng trưởng tích cực với gần 2,2 tỷ USD, tăng 19,41% so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài cơ chế, chính sách thu hút kiều hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, vai trò và vị trí của thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước có tác động quan trọng, thu hút nguồn kiều hối chuyển về.

Tại Hội thảo, ông Bùi Việt Khôi nhận định Úc có khooảng 350.000 người Australia gốc Việt, phần lớn kiều bào đều có trình độ, thu nhập tương đối cao so với mặt bằng chung. Do đó, việc thu hút kiều hối ở các nước phát triển, trong đó có Australia là hết sức quan trọng. Kiều bào mong muốn nguồn tài chính nhàn rỗi được đầu tư và có hiệu quả cao nhất; có thể mua nhà tại Việt Nam thuận lợi; đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh trong nước.

Tiến sỹ Lê Thị Thanh Nhàn, Giảng viên cao cấp, chuyên gia về tài chính thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU) đã đóng góp 3 giải pháp:

Giải pháp thứ nhất: Tăng cường số lượng và chất lượng lao động trình độ cao

Để thu hút được kiều hối, cần phải tăng cường xuất khẩu lao động đặc biệt là lao động trình độ cao như các ngành y tế, công nghệ thông tin theo kiểu tăng số lượng cây trồng để phát triển rừng. Hiện nay, lao động tay nghề cao người Việt Nam ở Úc chỉ đứng sau người Ấn độ do trình độ tiếng Anh kém hơn. Nếu nhà nước có thể hỗ trợ việc đào tạo tiếng Anh cho lực lượng này, đây là nguồn thu hút kiều hối có hệ số cao. Ngoài ra, nên tạo quỹ riêng để hỗ trợ cho các công ty xuất khẩu lao động, đồng thời sử dụng mạng xã hội để trao đổi thông tin chính thống đến với lực lượng lao động này.

Giải pháp thứ hai: Phương thức chuyển kiều hối

Trước đây, kiều hối được chuyển qua trung gian như Western Union … Hiện nay kiều hối có thể chuyển trực tiếp từ tài khoản của cá nhân ở Úc về Việt Nam và phí chuyển giảm hơn. Tuy nhiên, hiện nay tìm thông tin từ các ngân hàng thương mại về việc chuyển tiền trực tiếp này thông qua website của ngân hàng thì rất ít, hầu như không có. Vì vậy, các ngân hàng thương nên xây dựng những hướng dẫn hoăc thông tin cụ thể.

Giải pháp thứ ba: Sử dụng kiều hối như thế nào?

Kiều hối được gửi về Việt Nam thường đi vào 3 mục đích sau: Chi tiêu gia đình, tiết kiệm và đầu tư. Nên có quỹ hỗ trợ cho các kiều bào gửi kiều hối về, vì dụ như giảm chi phí chuyển tiền. Thêm vào đó, có chương trình giới thiệu cho thân nhân kiều vào mở tài khoản nay ở ngân hàng và có lãi suất ưu đãi, ví dụ trong tháng đầu hoặc trong vòng 3 hoặc 6 tháng tới. Làm như vậy thì giảm được cơ hội rút tiền về nhà mua vàng. Về mục đích đầu tư, nên có chính sách khuyến khích đầu tư trong nước theo dạng FDI dành cho kiều bào.

Hội thảo còn lắng nghe các đóng góp ý kiến của các đại diện Hội Người Việt tại Fukuka Nhật Bản, Hội Doanh Nhân Người Việt tại USA v.v…

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *